Quy chế quản lý hoạt động CLB Hàng không |
![]() |
![]() |
![]() |
Wednesday, 08 June 2011 16:10 | |||||||||||
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế quản lý hoạt động Câu lạc bộ Hàng không
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 đã sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Câu lạc bộ Hàng không, Câu lạc bộ Hàng hải; Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Theo đề nghị của đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kàm theo quyết định này “Quy chế quản lý hoạt động Câu lạ bộ Hàng không”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ Quản lý hoạt động Câu lạc bộ Hàng không (Ban hành kèm theo Quyết định số 110/2007/QĐ-BQP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng) __________
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng. Quy chế này quy định những vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động Câu lạc bộ Hàng không trên lãnh thổ Việt Nam. Quy chế này áp dụng đối với Câu lạc bộ Hàng không; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tại Câu lạc bộ Hàng không; các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không. Điều 2. Quản lý Câu lạc bộ Hàng không.
Điều 3. Nội dung hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không.
Điều 4. Phương tiện bay của Câu lạc bộ Hàng không.
Điều 5. Điều kiện tổ chức hoạt động bay của Câu lạc bô Hàng không.
a) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; b) Quy chế không lưu Hàng không dân dụng Việt Nam; c) Quy tắc về bay, quản lý và điều hành bay trong vùng trời Việt Nam; d) Quy chế dự báo, thông báo bay; e) Quy chế bay trong khu vực sân bay; f) Điều lệ bay, điều lệ công tác chuyên ngành và các quy định khác có liên quan đến hoạt động bay, nhảy dù do Quân chủng Phòng không-Không quân ban hành.
Chương II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ CÂU LẠC BỘ HÀNG KHÔNG
Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ.
Câu lạc bộ Hàng không có chức năng giáo dục quốc phòng chung, giáo duc chuyên ngành hàng không và hàng không quân sự thông qua các hoạt động thể thao hàng không (bay, nhảy dù, điều khiển mô hình…), nghiên cứu thiết kế, chế tạo các phương tiện bay và các nội dung hoạt động khác của Câu lạc bộ Hàng không theo quy định của Quy chế này.
a) Tập trung các tổ chức, cá nhân và các phương tiện bay do mua, nhập khẩu hoặc lắp ráp, chế tạo, sản xuất tại Việt Nam vào Câu lạc bộ Hàng không để quản lý và tổ chức các hoạt động bay theo đúng quy định của pháp luật; b) Huấn luyện, đào tạo và cấp bằng (phép bay), chứng chỉ nghề cho các đối tượng là người điều khiển các phương tiện bay, vận động viên nhảy dù, nhân viên kỹ thuật; c) Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc phòng, bồi dưỡng kiến thức về Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các quy định của Bộ Quốc phòng liên quan đến quản lý điều hành bay, quản lý vùng trời nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; d) Phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho ngành Hàng không dân dụng và quân sự, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, sản xuất và điều khiển các phương tiện bay; e) Từng bước xây dựng và phát triển các môn thể thao hàng không, tham gia hoặc tổ chức thi đấu trong nước và quốc tế; f) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với chức năng, mục đích của Câu lạc bộ Hàng không; g) Tổ chức hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động dịch vụ hàng không bảo đảm cho tổ chức thực hành bay và các dịch vụ khác phù hợp với các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Điều 7. Tổ chức, biên chế. Tổ chức, biên chế Câu lạc bộ Hàng khồn thực hiện theo quy định của Bộ Tổng Tham mưu và nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể:
a) Ban lãnh đạo văn phòng; b) Các bộ môn chuyên ngành: Lý thuyết bay và lý thuyết dù hàng không, Kỹ thuật hàng không; Nghiên cứu chế tạo phương tiện bay, mô hình máy bay; Thể thao hàng không; c) Các bộ phận chuyên môn và bảo đảm: Kế toán; Hành chính; Bảo đảm và phục vụ; d) Các đơn vị thực hành: Trung tâm thực hành bay; Xưởng bảo dưỡng kỹ thuật; Xưởng cơ khí thực hành và thử nghiệm mô hình; Khi mới thành lập, tổ chức Câu lạc bộ Hàng không được rút gọn cho phù hợp với điều kiện thực tế.
a) Các chức danh quản lý, điều hành Câu lạc bộ: Chủ tịch Câu lạc bộ, các Phó Chủ tịch Câu lạc bộ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ, các Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ; b) Các chức danh chuyên môn: giáo viên, hướng dẫn viên, nhân viên kỹ thuật, lái xe, hàng y, bảo vệ… Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân bổ nhiệm các chức danh theo quy định của Bộ Tổng Tham mưu; mời hoặc tuyển dụng các chức danh khác quy định tại khoản 2 Điều này theo nhu cầu của Câu lạc bộ hàng không. Điều 8. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng không.
Chương III NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quân chủng Phòng không – Không quân.
a) Chủ trì xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trình Thủ tướng Bộ Quốc Phòng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành nhằm đảm bảo Câu lạc bộ Hàng không hoạt động tự chủ, năng động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao; b) Chủ trì lập quy hoạch phát triển và tổ chức Câu lạc bộ Hàng không trên toàn quốc. Chủ trì và tổ chức các cuộc thi đấu giữa các Câu lạc bộ Hàng không trong và ngoài nước; c) Thiết lập và giữ mối quan hệ toàn diện với Câu lạc bộ hàng không, trung tâm thực hành bay, nhảy dù của các quốc gia khác; d) Chỉ đạo các ngành chức năng thuộc quyền phối hợp với cơ quan nhà nước có liên quan để quản lý chặt chẽ hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không, công tác xuất nhập khẩu trang bị kỹ thuật, vật tư linh kiện, quản lý thành viên và các phương tiện bay để bảo đảm an toàn, an ninh trên không, mặt đất; e) Thanh tra, kiểm tra, sơ tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ của Câu lạc bộ Hàng không.
a) Quyết định nhân sự chủ chốt, xác định quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên Ban lãnh đạo và kiện toàn về tổ chức biên chế của Câu lạc bộ Hàng không; b) Chỉ đạo phương hướng hoạt động; kiểm tra, hướng dẫn cho Câu lạc bộ Hàng không thực hiện đúng các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan hiệp đồng, giúp đỡ, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không; d) Yêu cầu Câu lạc bộ Hàng không tham gia thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu, phòng chống cháy rừng khi cần thiết; e) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng để đầu tư kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu huấn luyện bảo đảm cho sự phát triển lâu dài của Câu lạc bộ Hàng không; f) Giúp đỡ về cán bộ, cơ sỏ vật chất, trang thiết bị hoặc kinh phí cho Câu lạc bộ Hàng không khi cần thiết; g) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, khen thưởng và xử lý các vi phạm; h) Cấp, đình chỉ, gia hạn, thu hồi, hủy bỏ các chứng chỉ, bằng, giấy phép và các giấy tờ khác có liên quan tới hoạt động của Câu lạc bộ hàng không, bao gồm: - Chứng chỉ hành nghề cho các giáo viên, huấn luyện viên - Phép bay cho các phương tiện bay và người điều khiển, chứng chỉ cho vận động viên nhảy dù, nhân viên kỹ thuật; - Cho phép tổ chức các hoạt động giao lưu, thi đấu cấp Câu lạc bộ trong nước và quốc tế. Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giáo dục quốc phòng Quân chủng Phòng không – Không quân. Ban giáo dục quốc phòng là cơ quan thường trực giúp Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân chỉ đạo về nghiệp vụ giáo dục quốc phòng và là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của Câu lạc bộ Hàng không, có trách nhiệm và quyền hạn: a) Nắm chắc hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không cả về tổ chức biên chế, con người, nội dung hoạt động; b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ngành chức năng của Quân chủng Phòng không – Không quân kiểm soát việc chấp hành các quy định, luật lệ, tổ chức hoạt động Câu lạc bộ, quản lý tài chính, tài sản của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàng không. Chủ động đề xuất, tham mưu cho Quân chủng trong tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không; c) Thường xuyên lĩnh hội ý kiến chỉ đạo của Hội đồng Giáo dục quốc phòng Trung ương và của Quân chủng Phòng không – Không quân để chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không kịp thời, đúng chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật; d) Trực tiếp kiểm tra giám sát, phát hiện và chủ động đề xuất với Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng những nội dung liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển, quy hoạch của hệ thống Câu lạc bộ Hàng không, xây dựng và đào tạo con người; e) Phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo Câu lạc bộ Hàng không, các tổ chức, đơn vị của địa phương và Bộ, ngành liên quan trong quan hệ đối ngoại, tổ chức giao lưu quốc tế. Chủ trì, đề xuất, cùng với Ban lãnh đạo Câu lạc bộ và giúp Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân trong tổ chức thi đấu trong nước và quốc tế. Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của Câu lạc bộ Hàng không.
Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban lãnh đạo Câu lạc bộ Hàng không:
a) Nghiên cứu nắm chắc các quy định, chính sách của Nhà nước liên quan đến tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không, đề xuất các bước đi, biện pháp xây dựng, tổ chức Câu lạc bộ Hàng không. Tham gia chỉ đạo các hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không, điều hành bộ máy và các thành viên ban lãnh đạo thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao; b) Chủ trì đề xuất chủ trương lãnh đạo Câu lạc bộ Hàng không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, Quân đội, Quân chủng Phòng không – Không quân và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi tham gia chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không; c) Thay mặt Câu lạc bộ Hàng không giữ mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành Hàng không, các ban, ngành khác có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà tài trợ; d) Định kỳ báo cáo với lãnh đạo Quân chủng Phòng không – Không quân và đề xuất những kiến nghị, những chủ trương lớn về xây dựng Câu lạc bộ Hàng không với Quân chủng và Bộ Quốc phòng.
a) Là người đại diện của Quân đội và chịu trách nhiệm trước Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân về các hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không phân công công việc cho các phó chủ tịch để thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác đã được Chủ tịch ký trình Tư lệnh Quân chủng phê duyệt (khi Chủ tịch vắng mặt). b) Thường xuyên, trực tiếp điều hành mọi mặt công tác của Câu lạc bộ Hàng không. Quán triệt đầy đủ chức năng, nhiệm vụ; tích cực chủ động, nắm chắc sự chỉ đạo của cấp trên; trực tiếp quản lý nội bộ và tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không đạt hiệu quả cao, bảo đảm an toàn về con người và tài sản; c) Cùng với Ban lãnh đạo nghiên cứu, đề xuất những cơ chế, chủ trương, chính sách phát triển Câu lạc bộ Hàng không; xây dựng các đề án chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về chuyên môn, thu hút đầu tư, quan hệ quốc tế và các mặt công tác khác; d) Đánh giá toàn diện tình hình liên quan, xác định đầy đủ các yếu tố, điều kiện cơ bản để tổ chức các hoạt động đa dạng của Câu lạc bộ Hàng không theo quy định của pháp luật và các quy định hiện hành; e) Nắm vững nội dung của hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động bay. Chấp hành nghiêm các quy định, chế độ công tác, đặc biệt là trong tổ chức chuẩn bị và thực hành bay, tổ chức nhảy dù, bay mô hình phù hợp với công tác quản lý bay, quản lý vùng trời. Khi tổ chức bay, nhảy dù tại trung tâm thực hành bay trên các sân bay quân sự, sân bay dã chiến… phải thực hiện nghiêm quy định của Quân chủng Phòng không – Không quân về công tác hiệp đồng với đơn vị không chủ quản sân bay, chính quyền và cơ quan quân sự địa phương, thông báo dự báo bay đúng quy định; f) Hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan có liên quan của Quân chủng Phòng không – Không quân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Liên kết, hợp tác với các tổ chức, đơn vị của ngành Hàng không dân dụng, Du lịch, Thể dục thể thao, tổ chức Đoàn thanh niên và các đoàn thể khác trên địa bàn để đẩy mạnh hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không; g) Chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hàng không – Không quân về công tác an toàn phòng chống cháy nổ, bảo quản, bảo dưỡng và khai thác sử dụng phương tiện bay, trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất của Câu lạc bộ Hàng không. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo hiểm đối với người và phương tiện khi tổ chức hoạt động bay, nhảy dù; h) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, kịp thời rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả hoạt động, xây dựng Câu lạc bọ Hàng không ngày càng đi vào nề nếp; i) Là chủ tài khoản của Câu lạc bộ Hàng không;
a) Phó chủ nhiệm (Phó giám đốc) bay – kiêm Chỉ huy trung tâm thực hành bay, là phi công đang hoặc đã thôi bay, từng chỉ huy đơn vị Không quân có nhiều kinh nghiệm tổ chức, chỉ huy điều hành bay, huấn luyện, đào tạo phi công, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Câu lạc bộ Hàng không về việc tổ chức bay, huấn luyện nhảy dù; b) Phó chủ nhiệm (Phó giám đốc) kỹ thuật hàng không, là kỹ sư hàng không có kinh nghiệm phục vụ và tổ chức bảo đảm kỹ thuật hàng không, là người chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác bảo đảm kỹ thuật (máy bay, dù…); tổ chức học tập lý thuyết máy bay, dù và các phương tiện bay khác; nghiên cứu chế tạo, sản xuất mô hình máy bay; c) Phó chủ nhiệm (Phó giám đốc) kế hoạch, là người đang phục vụ trong biên chế của Quân chủng Phòng không – Không quân, giúp Chủ nhiệm (Giám đốc) về công tác quản lý hành chính, kế hoạch và điều hành bộ máy để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch của Chủ nhiệm (Giám đốc).
Chương IV HỘI VIÊN CÂU LẠC BỘ HÀNG KHÔNG
Điều 13. Tiêu chuẩn Hội viên.
Điều 14. Quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên.
a) Được phép tahm gia hoạt động theo nguyện vọng tại Đơn xin gia nhập Câu lạc bộ Hàng không; b) Các thành viên Câu lạc bộ Hàng không tự nguyện đóng góp phương tiện (nêu tại Điều 4) hoặc nguồn kinh phí lớn để xây dựng Câu lạc bộ Hàng không được hưởng ưu đãi về sử dụng phương tiện, trang bị của mình và cơ sở vật chất của Câu lạc bộ trong các hoạt động do Câu lạc bộ Hàng không tổ chức. Ngoại ra tùy theo giá trị đóng góp sẽ được hưởng lợi sau khi cân đối thu chi chung của Câu lạc bộ Hàng không; c) Được cấp bằng, chứng chỉ theo đúng chuyên môn được học tập; d) Đối với các thành viên là công dân Việt Nam có năng khiếu và thành tích xuất sắc sẽ được ưu tiên xem xét tuyển chọn phục vụ trong Quân chủng Phòng không – Không quân và giới thiệu cho ngành Hàng không dân dụng.
a) Tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật, Quy chế và các quy định khác của Câu lạc bộ; đoàn kết, xây dựng Câu lạc bộ Hàng không vững mạnh về mọi mặt; b) Tích cực học tập, tham gia đầy đủ các sinh hoạt, đạt được những yêu cầu theo chương trình huấn luyện, đào tạo; c) Thực hiện nghiêm các quy chế, quy định về công tác bảo mật, tuyệt đối giữ bí mật quân sự, bí mật nhà nước và những thông tin khác liên quan đến lợi ích của Quân đội và Nhà nước khi hoạt động tại các căn cứ quân sự; d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp lệ phí, học phí và bảo hiểm thân thể theo quy định; e) Tự bảo đảm các nhu cầu cá nhân ngoài thời gian sinh hoạt tại Câu lạc bộ Hàng không. Khi có quan hệ với cá nhân và tổ chức nước ngoài phải tự giác báo cáo với lãnh đạo Câu lạc bộ; f) Tuyên truyền, giới thiệu Hội viên mới cho Câu lạc bộ Hàng không. Điều 15. Điều kiện tham gia bay, nhảy dù của Hội viên.
Chương V CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ HÀNG KHÔNG
Điều 16. Điều khiển các phương tiện bay.
a) Bay đào tạo, bay cunrg cố kỹ thuật và nâng cao cho học viên và phi công trên các phương tiện bay: máy bay, trực thăng, tàu lượn; b) Bay thả dù từ máy bay, trực thăng; c) Bay giải trí, biểu diễn và thi đấu kỹ thuật bay.
a) Nhảy dù từ máy bay (trực thăng), từ khinh khí cầu hoặc từ các đỉnh núi, tháp cao tầng; b) Dù lượn lợi dụng sức gió từ các sườn núi; c) Dù bay có động cơ.
a) Điều khiển bay theo chương trình huấn luyện cơ bản; b) Điều khiển các động tác kỹ thuật phức tạp, cao cấp, theo luật thi đấu quốc tế; c) Bay trên các thiết bị mô phỏng (buồng tập lái máy bay). Điều 17. Huấn luyện, đào tạo và cấp chứng chỉ.
Điều 18. Nghiên cứu chế tạo, sản xuất và sửa chữa các phương tiện bay.
Điều 19. Giáo dục hướng nghiệp quốc phòng.
Điều 20. Thể dục thể thao Hàng không.
Điều 21. Các hoạt động bổ trợ. Ngoài các hoạt động đã nêu tại các điều 16, 17, 18, 19, 20 của Quy chế này, Câu lạc bộ Hàng không được phép tổ chức các hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ và các quy định của pháp luật cụ thể:
Chương VI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ HÀNG KHÔNG
Điều 22. Bảo đảm trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Điều 23. Bảo đảm kinh phí Kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ Hàng không được huy động từ các nguồn thu hợp pháp khác nhau và phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tuân thủ các quy định về tài chính của Nhà nước áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn thu của Câu lạc bộ Hàng không bao gồm:
Điều 24. Hoạt động phối hợp bảo đảm
Điều 25. Đưa phương tiện bay vào sử dụng
Điều 26. Sử dụng thông tin liên lạc
Điều 27. Các hành vi bị nghiêm cấm:
Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 28. Xử lý vi phạm Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong Quy chế này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật việt Nam. Điều 29. Giải quyết tranh chấp
Điều 30. Tổ chức thực hiện Quân chủng Phòng không – Không quân chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, các ban ngành, đoàn thể dịa phương và các tổ chức cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện quy chế này Điều 31. Sửa đổi bổ sung Quy chế Khi các văn bản quy phạm pháp lật có liên quan được sửa đổi, bổ sung hoặc quá trình thực hiện Quy chế này có những vấn đề không phù hợp, Quân chủng Phòng Không quân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tổng hợp trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng để sửa đổi, bổ sung Quy chế./.
|